Thẩm định giá Doanh nghiệp” được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ, đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty, xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
1. Tổng quan về thẩm định giá doanh nghiệp
2. Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp
– Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
– Chứng minh năng lực tài chính
– Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
– Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
– Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
– Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
3. Đối tượng sử dụng dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp
– Các công ty tư nhân, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước
4. Các nội dung cần thẩm định giá
Các khu vực thẩm định chủ chốt trong quá trình “Định giá trị Doanh nghiệp”:
– Các yếu tố khách quan:
+ Phân tích ngành
+ Ảnh hưởng của tình hình và xu hướng kinh tế quốc gia
+ Các yếu tố cạnh tranh bên ngoài
– Các yếu tố chủ quan:
+ Các báo cáo tài chính – Đảm bảo độ chính xác.
+ Tài sản – Xác thực giá trị, tình trạng, và quyền sở hữu.
+ Nguồn nhân lực – Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên.
+ Chiến lược bán hàng – Phân tích các chính sách bán hàng, bao gồm các đánh giá về tính hiệu quả và không hiệu quả
+ Marketing – Xem xét tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing
+ Lĩnh vực hoạt động – đánh giá lĩnh vực hoạt động của công ty
+ Đối thủ cạnh tranh – Hiểu và nắm bắt được các mối đe dọa cạnh tranh tiềm tàng.
+ Hệ thống quản lý nội bộ – hiệu quả chưa? Có cần thiết cải tiến không?
+ Các vần đề về luật pháp – thuế, cơ cấu vốn…
+ Các hợp đồng và hợp đồng cho thuê
+ Hệ thống các nhà cung cấp – Độ tin cậy cũng như các điều khoản thương mại
5. Các phương pháp trong thẩm định giá doanh nghiệp
– Phương pháp giá trị tài sản thuần
– Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
– Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
– Phương pháp chiết khấu dòng tiền
– Phương pháp hệ số giá/thu nhập(P/E)